Chìa khóa từ những hợp âm đồng dạng
Một số dạng hơp âm có cùng thế tay bấm khi di chuyển trên những ngăn đàn khác nhau sẽ tạo ra hợp âm khác (cùng loại hoặc khác loại), có một số theo quy tắc, một số lại không.
Bài viết này sẽ phân tích một số dạng phổ biến để các bạn dễ học theo và ghi nhớ. Xem thêm bài viết về các loại hợp âm ghita
Hợp âm đồng dạng “cùng loại”
Là loại hợp âm khi bạn di chuyển thế tay lên các ngăn khác thì tính chất hợp âm không đổi.
VD: vị trí bấm ngăn 3 là hợp âm thứ –> vị trí bấm ngăn 5 cũng là thứ (minor), ngăn 10 cũng là thứ …
đây là nốt gốc (root note): nốt thấp nhất giúp xác định tên của hợp âm. Vd: nốt gốc là F thì các hợp âm liên quan như F trưởng, F7 …
vị trí cần bấm trong hợp âm đó
Để áp dụng, bạn cần nhớ:
- vị trí các nốt nhạc trên dây 6, dây 5, dây 4. Xem cách đọc tất cả các nốt nhạc trên đàn ghita
- Hiểu các loại hợp âm ghita khác nhau ra sao
- có thể bấm được dạng hợp âm đó
- không đánh dây buông (nếu có)
I. Hợp âm trưởng
Dạng hợp âm Fa trưởng –> nốt gốc là nốt F —> cùng cách bấm, bạn di chuyển thế tay lên các ngăn khác sẽ tạo ra hợp âm TRƯỞNG với tên là nốt gốc tại vị trí đó trên dây 6.
Ví dụ trên thì từ ngăn 1 dây 6 (nốt F) –> ngăn 7 (nốt B) –> Si trưởng (B major).
Dưới đây là một số thế bấm khác của hợp âm trướng
Hợp âm này có dây buông là dây 6 (open string) <— KHÔNG đánh dây này nhé
KHÔNG đánh dây 5 và dây 6
II. Hợp âm thứ
Hợp âm Fa trưởng đã đánh được thì dạng này cũng không khó
Vị trí ngăn 2 là Si thứ (B minor) —> lên ngăn 8 là Fa thứ (F minor)
III. Hợp âm major 7
ví dụ trên nếu bạn bấm ngay ngăn 5 thì gọi là hợp âm gì? Đó là A major 7
IV. Hợp âm minor 7
Rất đơn giản nếu bạn đã đánh được hợp âm Fa Trưởng trước đó
V. Hợp âm dominant 7
ngón 1 chặn cả 5 dây
KHÔNG đánh dây 5,6 nhé
VI. Hợp âm diminished
Dạng hợp âm này tuy dùng 4 ngón nhưng khá dễ bấm, chỉ đánh từ dây 2 đến dây 5
VII. Hợp âm augmented
KHÔNG đánh dây 1 và dây 6 nhé 😉
Chỉ đánh từ dây 3 đến dây 6
Hợp âm đồng dạng “khác loại”
Là loại hợp âm khi bạn di chuyển thế tay lên các ngăn khác thì tính chất hợp âm thay đổi. Nguyên nhân chính do có một hoặc nhiều nốt là dây buông (open string) –> làm ảnh hưởng đến cấu tạo hợp âm.
VD: vị trí bấm ngăn 1 là hợp âm Trưởng, vị trí bấm ngăn 2 là hợp âm Sus …
Ghi nhớ:
- Không đánh dây nào có ký hiệu X
- Dây buông vẫn đánh bình thường
I. Hợp âm mở Đô trưởng (Open C)
Đây là ví dụ điển hình của dạng hơp âm khác loại, bạn thấy đấy tại thế bấm 1 chúng ta có hợp âm Đô trưởng (C) nhưng di chuyển lên ngăn 3 –> hợp âm Dsus (không phải là Rê trưởng nhé). Xem bài Hợp âm Sus là gì? Bạn chú ý là không đánh dây số 1 và 6 (X)
II. Hợp âm mở Mi trưởng (Open E)
Hợp âm Mi trưởng rất dễ bấm ở thế tay này khi có đến 3 dây buông (mở) –> các bạn di chuyển lên các ngăn 2, 3, 5, 7 sẽ cho ra các hợp âm hoàn toàn khác nhau như bên dưới
III. Hợp âm kiểu E5
Dạng hợp âm power chord này được dùng rất phổ biến và khi thay đổi vị trí cũng tạo ra nhiều âm thanh lạ tai rất hay. Xem Hợp âm C7 – Cmaj7 – Cmin7 khác nhau ra sao? Bạn chú ý là không đánh dây số 6 (X)
IV. Hợp âm kiểu A2
Hợp âm A2 sử dụng khi đệm hát rất hay, tuy nhiên chỉ có thể di chuyển lên vị trí ngăn 5, 6, 7 để có âm thanh hài hòa nhất. Bạn chú ý là không đánh dây số 6 (X)
V. Hợp âm kiểu F#m11
Dạng hợp âm này dùng nhiều trong nhạc jazz, bạn phải bịt dây số 5 (X) khi đánh, xem thêm Hợp âm dominant: C7-C9-C11-C13 là gì?
Còn rất nhiều dạng hợp âm khác mà bài viết này không thể đề cập hết được, các bạn trong quá trình chơi nhạc sẽ tự rút ra thêm kinh nghiệm cho mình khi tiếp xúc hợp âm từ đó suy ra 😛
Xem clip hướng dẫn bên dưới sẽ giúp các bạn dễ hình dung và có nhiều cảm hứng hơn với những hợp âm đồng dạng