Tìm hiểu âm giai trưởng, thứ-major and minor scale
Trong bài viết trước chúng ta đã biết âm giai là gì? Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu quy luật chung cấu tạo (công thức) của âm giai trưởng, thứ cũng là âm giai phổ biến nhất trong âm nhạc, bạn phải thuộc lòng và áp dụng vào tập luyện thường xuyên để ghi nhớ thật kỹ nhé.
Khoảng cách giữa 2 nốt nhạc gọi là cung (một cung, nửa cung). Các ký hiệu phổ biến bao gồm:
1-1-1/2-1-1-1-1/2 (1 là một cung, 1/2 là nửa cung)
w-w-h-w-w-w-h (w là một cung, h là nửa cung)
T-T-S-T-T-T-S (T là một cung, S là nửa cung)
Điều bạn quan tâm là nốt gốc (root note: tên của âm giai bạn muốn) –> lắp nốt gốc vào –> thay đổi vị trí các nốt bên trong sao cho phù hợp với công thức
Âm giai trưởng
Âm giai trưởng mang lại cảm giác tròn đầy, tươi sáng và hạnh phúc.
Âm giai Đô trưởng (C major scale)
Công thức: một một nửa một một một nửa ( 1 1 1/2 1 1 1 1/2 )
Áp dụng cho âm giai Đô trưởng (bắt đầu bằng nốt C) như sau:
C D E F G A B C
C ->D: 1 cung
D ->E: 1 cung
E->F: 1/2 cung
F->G: 1 cung
G ->A: 1 cung
A->B: 1 cung
B->C: 1/2 cung
—————————————————————————————–
Ví dụ: cho hợp âm La trưởng A (A major)
A B C# D E F# G# A
A ->B: 1 cung
B ->C#: 1 cung
C#->D: 1/2 cung
D->E: 1 cung
E ->F#: 1 cung
F#->G#: 1 cung
G#->A: 1/2 cung
———————————————————————————————-
Các thế bấm cho âm giai Trưởng
Đàn guitar Amigos – sản xuất tại VN, chất lượng xuất khẩu
Âm giai thứ
Âm giai thứ mang cảm giác trầm buồn, man mác và có phần u ám.
Âm giai La thứ (A minor scale)
Công thức: một nửa một một nửa một một ( 1 1/2 1 1 1/2 1 1 )
Áp dụng cho âm giai La thứ (bắt đầu bằng nốt A) như sau:
A B C D E F G A
A ->B: 1 cung
B ->C: 1/2 cung
C->D: 1 cung
D->E: 1 cung
E ->F: 1/2 cung
F->G: 1 cung
G->A: 1 cung
————————————————————————-
Ví dụ: Áp dụng cho hợp âm Đô thứ Cm (C minor)
C D Eb F G Ab Bb C
C ->D: 1 cung
D ->Eb: 1/2 cung
Eb->F: 1 cung
F->G: 1 cung
G ->Ab: 1/2 cung
Ab->Bb: 1 cung
Bb->C: 1 cung
——————————————————–