Dấu chấm dôi, dấu luyến và dấu chấm lưu
Dấu chấm dôi, dấu luyến và dấu chấm lưu thể hiện trường độ của một nốt nhạc, giúp ta phải kéo dài nốt nhạc đó trong bao lâu khi đánh. Một số bài viết bạn nên tham khảo trước khi học bài này Các ký hiệu âm nhạc cơ bản, Tìm hiểu nốt nhạc và dấu lặng
Dấu chấm dôi (Dotted notes)
Dấu chấm đó có tác dụng làm tăng giá trị của nốt nhạc. Hãy chú ý đừng bỏ sót dấu nào, vì mỗi dấu đều cộng vào giá trị của một ô nhịp trong bản nhạc đấy
Dấu chấm đơn
Dấu chấm đơn có giá trị làm tăng thêm 1/2 giá trị của nốt nhạc mà nó đứng cùng
Dấu chấm đôi
Dấu chấm đôi sẽ làm cho giá trị của nốt nhạc tăng thêm 3/4. Giống như là 2 dấu chấm đơn đứng liền nhau. Dấu thứ nhất tăng 1/2 giá trị. Dấu thứ 2 cũng tăng 1/2 của 1/2 tức là 1/4 nữa. Nghĩa là 1/2+1/4 = 3/4 giá trị nốt gốc
Dấu luyến (Slur)
Về cơ bản, dấu luyến và dấu chấm dôi có cùng tác dụng là kéo dài trường độ của nốt nhạc.
dấu luyến cùng 1 ô nhịp
Dấu luyến làm được điều mà dấu chấm dôi không làm được, đó là khả năng “đi xuyên qua” ô nhịp, Dấu luyến cho phép bạn giữ độ dài của nốt nhạc qua ô nhịp tiếp theo, cho dẫu phách đầu tiên là phách mạnh đi nữa thì vẫn không liên quan gì cả.
2 ô nhịp khác nhau
Có lẽ điều này sẽ tạo ra một cảm giác hơi ngược một chút, do đó người ta gọi kỹ thuật này là đảo phách và nghịch phách. Nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này sau
Dấu chấm lưu (dấu mắt ngỗng) (Fermata, bird’s eye)
Ký hiệu này đặt trên nốt nhạc hay dấu lặng nào, thì cũng tăng thêm trường độ cho nốt nhạc đó.
Nhưng điểm đặc biệt là thời gian tăng thêm không có giới hạn. Bạn tùy ý ngẫu hứng quyết định (thường thì người ta ngân gấp 3 lần trường độ của nốt nhạc gốc), sao cho trình bày được tác phẩm theo cách mà bạn thấy hay nhất
Mr.T
says:Chào admin, có lẽ do sơ suất nên link trong bài không vào được, các hyperlink bị dư vài ký tự! (xóa ký tự dư này thì vào được)
dkw
says:cảm ơn bạn đã góp ý, mình đã sửa lại link rồi