Âm giai Blues – những kiến thức cơ bản
Âm giai Blues (Blues Scale) được sử dụng rất rộng rãi trong các thể loại âm nhạc, nó không bị giới hạn trong dòng “Blues” như nhiều người nghĩ.
Trước khi xem tiếp bài học này, bạn hãy chắc rằng mình đã nắm vững kiến thức của các bài trước:
Một số danh thủ dòng nhạc Blues bạn phải biết đến như: B.B. KING, STEVIE RAY VAUGHAN, PETER GREEN, JOHN LEE HOOKER, ERIC CLAPTON, JOHN MAYALL …
Những bài hát kinh điển Blues: Hoochie Coochie Man, I’m tore down, Still Got The Blues, Red House, The Sky Is Crying, Look At Little Sister, Born Under A Bad Sign, Blue Jean Blues …
Về mặt nhạc lý, Âm giai blues chỉ là phần mở rộng của âm giai ngũ cung (pentatonic scale) khi chúng ta thêm 1 nốt “blues” vào nó. Nốt được thêm ở vị trí 5b gọi là D4 (Augmented Fourth hoặc Diminished Fifth hoặc Tritone) <– Xem bài viết Cung và quãng nếu bạn chưa rõ
Công thức: P1 – m3 – P4 – D4 – P5 – m7
Download TAB Âm giai Blues [PowerTab]
Các bạn thử so sánh giữa âm giai Ngũ cung và âm giai Blues để thấy sự khác biệt
Chú ý 2 nốt màu xanh Tritone tạo nên “chất” blues
Chúng ta hãy áp dụng vào thực tế ví dụ âm giai Mi thứ và La thứ như sau
E minor Blues scale
Theo công thức nốt bậc 5 của Em pentatonic là nốt Si —> thêm nốt Blues là nốt 5b (giáng của nốt 5) —> đó là nốt Si giáng (Bb)
E(1) – G(3b) – A(4) – Bb(5b) – B(5) – D(7b)
A minor Blues scale
Theo công thức Theo công thức nốt bậc 5 của Am pentatonic là nốt Mi —> thêm nốt Blues là nốt 5b (giáng của nốt 5) —> đó là nốt Mi giáng (Eb)
A(1) – C(3b) – D(4) – Eb(5b) – E(5) – G(7b)
Khi bạn đã thành thục âm giai Ngũ cung thì âm giai Blues rất dễ, hãy tự tìm ra nốt “blues” cho từng âm giai pentatonic và luyện tập sẽ giúp bạn cảm nhận sự khác biệt rõ ràng giữa 2 âm giai này