Cách phân loại và tính chất của quãng
Sau khi xem và thực hành xong bài viết trước Cung và quãng là gì? chắc các bạn đã hiểu cơ bản về chúng, hôm nay chúng ta đi sâu hơn một tí nữa nhé
Quãng hòa âm và quãng giai điệu khác nhau ra sao?
Quãng hòa âm (Harmonic interval)
Nếu 2 nốt nhạc vang lên cùng lúc thì ta gọi đó là Quãng hòa âm
Nốt Đô và Mi đánh cùng lúc
Quãng giai điệu (Melodic interval)
Nếu 2 nốt nhạc vang lên lần lượt, nốt trước, nốt sau thì ta gọi đó là Quãng giai điệu
Quãng đơn và quãng kép (Simple and compound)
Nếu 2 âm thanh vang lên cách nhau trên 12 cung thì sao?
Quãng có số quãng nhỏ hơn quãng 8 thì gọi là quãng đơn.
Quãng có số quãng lớn hơn quãng 8 thì gọi là quãng kép.
Quãng đồng âm (Enharmonic intervals)
Trong trường hợp 2 quãng có tên gọi khác nhau, nhưng số cung bằng nhau thì quãng đó gọi là quãng đồng âm.
VD: Quãng 4 tăng và quãng 5 giảm đều chứa 6 cung cả 😀
bạn thấy nốt F# = Gb
Quãng đảo (Inverted intervals)
là cách chúng ta đảo vị trí của hai nốt trong quãng đó
Đảo quãng sẽ tuân theo 2 nguyên tắc: số quãng và loại quãng
Số quãng: quãng chưa đảo và quãng đã đảo luôn luôn cộng lại bằng 9
Ví dụ: Quãng 3 đảo thành quãng 6. Quãng 2 đảo thành quãng 7
Loại quãng:
- Quãng giảm đảo thành quãng tăng.
- Quãng thứ đảo thành quãng trưởng.
Ví dụ bạn muốn đảo Quãng 4 thứ thì cách tính như sau
Số quãng: 9-4= 5
Loại quãng: Thứ => trưởng
Kết quả: Quãng 5 trưởng
Như vậy quãng đảo của quãng 4 thứ là quãng 5 trưởng nhé
Nhạc lý và thực hành luôn song hành cùng nhau
Bài học hôm nay chỉ nhằm bổ sung thêm một số kiến thức cần biết thêm về nhạc lý, mọi vấn đề sẽ sáng tỏ hơn khi các bạn áp dụng vào thực tế từng bài hát
Bài viết liên quan đến chủ đề này, bạn nên xem qua