
12 Bar Blues và các kiểu đệm cơ bản
Blues dòng nhạc có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các thể loại khác: country, rock, R&B … với lối tiết tấu sinh động và đầy màu sắc cùng những hợp âm 7, như cuốn bạn vào những giai điệu ma mị liên tục. Các bạn có để ý thấy các danh thủ khi jam một bài blues nào đó họ có thể ứng tấu “ngon lành” mà không bị sai, phô? Đó chính là nhờ 12 bar blues
Tại sao gọi là 12 bar blues? Đơn giản nó gồm vòng hợp âm được bố cục trong 12 khuôn nhạc, lặp đi lặp lại 😛
Các hợp âm thường dùng trong dòng blues là hợp âm 7 (dominant blues) vì nó tạo ra âm thanh đặc biệt (cảm giác thiếu thiếu)
Công thức vòng hợp âm: I IV V (một – bốn – năm)
- I: hợp âm gốc của bản nhạc
- IV: hợp âm bậc 4 của âm giai trưởng
- V: hợp âm bậc 5
Download TAB + AUDIO [12 Bar Blues]
Ví dụ chúng ta gọi 12 bar blues in A có nghĩa là
Trên âm giai A trưởng: A B C D E
I: hợp âm gốc A7
IV: hợp âm bậc 4 là D7
V: hợp âm bậc 5 là E7
Do đó 12 bar blues in A gồm có 3 hợp âm: A7, D7 và E7
Vòng hợp âm này có khá nhiều biến tấu khác nhau tuy nhiên nó đều dựa trên vòng truyền thống
Bố cục 12 bar blues như sau:
- 4 khuông nhạc đầu tiên dùng hợp âm gốc: I, I, I, I
- 4 khuông giữa: IV, IV, I, I
- 4 khuông cuối: V, IV, I, V
Ví dụ minh họa (key A) như sau:
Một ít biến tấu khi ngay khuông thứ 2 bạn có thể thay hợp âm gốc bằng hợp âm bậc IV (key E)
Ngoài hợp âm 7 sử dụng khi đệm, người ta còn dùng hợp âm thứ 7 (minor blues), lúc đó hợp âm E7 –> Em7, A7 –> Am7 …
Bảng so sánh sẽ chỉ rõ cho các bạn:
Một số cách đệm 12 bar blues phổ biến:
Spread 12 bar blues basic
Dùng hợp âm power chord khi đệm sẽ tạo cảm giác “thay đổi” chút ít từ trưởng sang 7
Spread 12 bar blues riff
Thay vì đánh hợp âm, chúng ta đánh thành câu với các nốt riêng lẻ
12 bar Blues Open Riff
Cách đệm này sử dụng dây bass buông nhấn nhá
B.B. King là đại diện rất tiêu biểu cho 12 bar blues truyền thống
Bài viết có tham khảo từ learningtoplaytheguitar.net