GHI NHỚ

Luyện tập chưa hẳn có kết quả, luyện tập đúng phương pháp mới đạt kết quả tốt nhất

Đăng ký khóa học đàn guitar của guitatist Đăng Khoa

Dấu hóa trong bản nhạc

23/07/2014 - Cơ bản, Nhạc lý, Sơ cấp - dkw - Comments Off on Dấu hóa trong bản nhạc

Dấu hóa trong bản nhạc là gì và cách ghi nó ra sao là mục tiêu của bài viết này, tuy nhiên bạn cần biết thêm chút ít về hợp âm chủ để dễ hiểu hơn

Hợp âm chủ là hợp âm chính tạo nên màu sắc hài hòa cho bản nhạc, các hợp âm phụ khác phải xoay quanh nó và tuân theo 1 vài nguyên tắc. Có lẽ bạn đã từng nghe một số ca sĩ hát nhạc “đám cưới” báo bài cho nhạc công kiểu “Bài MƯA HỒNG, Đô trưởng nhé”  😛  thì lúc đó bạn biết là họ đang báo hợp âm chủ Đô trưởng (C major) để ban nhạc dựa vào đó đánh bài Mưa Hồng

dau hoa 1 thang

 Dấu hóa thăng

dau hoa giang

Dấu hóa giáng

Ghi nhớ:

  • mỗi hợp âm chủ sẽ có một bộ 7 nốt đi kèm với nó, bộ nguyên tắc này là cố định và độc nhất cho hợp âm đó mà thôi
  • Đầu bản nhạc nếu không có dấu thăng hoặc dấu giáng nào cả thì hợp âm chủ chỉ có thể là Đô trưởng (C major) hoặc La thứ (A minor) mà thôi

Dấu hóa thăng (#)

dau hoa thang

 Hình trên cho biết các dấu hóa thăng theo từng bậc tương ứng với hợp âm chủ nào

Ví dụ:

  • Đầu bản nhạc có 1 dấu hóa thăng là Fa# từ đó suy ra hợp âm chủ là Sol trưởng (G major) hoặc Mi thứ (E minor)  —>Nói chi tiết hơn là 1 dấu thăng thì hợp âm chủ trưởng chỉ có thể là G major mà thôi ( hoặc hợp âm chủ thứ phải là E minor)
  • Đầu bản nhạc có 3 dấu thăng –>hợp âm chủ trưởng là gì? đó là La trưởng (A major)
  • Nếu có 5 dấu thăng –> hợp âm chủ thứ là gì? chính là Sol thăng thứ (G# minor)

Dấu hóa giáng (b)

dau hoa giang

Hình trên cho biết các dấu hóa giáng theo từng bậc tương ứng với hợp âm chủ nào

Ví dụ:

  • Đầu bản nhạc có 1 dấu hóa giáng là Bb (Si giáng) từ đó suy ra hợp âm chủ là Fa trưởng (F major) hoặc Re thứ (D minor)
  • Đầu bản nhạc có 2 dấu giáng –>hợp âm chủ trưởng là gì? đó là Si giáng trưởng (Bb major)
  • Nếu có 7 dấu giáng –> hợp âm chủ thứ là gì? chính là La giáng thứ (Ab minor)

Tóm lại, dựa vào tính chất đặc biệt chỉ duy nhất có 1 hợp âm trưởng (thứ) có “x dấu thăng” hoặc “x dấu giáng”, chúng ta có thể đặt tên cho tất cả hợp âm chủ dựa theo số dấu thăng giáng của chúng.

Cách đọc dấu hóa

Rất quan trọng vì nó quyết định bạn chọn hợp âm chủ đúng hay sai, đầu tiên bạn xem số lượng dấu hóa trên bản nhạc, từng dấu hóa đó ứng với nốt nhạc nào thì trong bản nhạc đó khi gặp nốt tương ứng bạn phải đánh nốt đó theo dấu hóa

ví dụ: có 2 dấu hóa thăng đầu bản nhạc –> xác định 2 nốt tương ứng dấu hóa đó là F# và C# –> trong suốt quá trình chơi bản nhạc đó khi bạn gặp nốt Fa (F) hoặc nốt Đô (C) thì bạn phải đánh thành nốt F# và C#

Lợi ích của dấu hóa là gì?

Bạn biết rằng, dấu thăng hoặc giáng ghi trong bản nhạc chỉ có giá trị trong ô nhịp đó mà thôi. Chẳng lẽ ta cứ phải viết đi viết lại hoài những dấu hóa đo cho nốt tương ứng trong suốt bản nhạc (vài chục ô nhịp)? Vậy viết 1 lần ở ngay đầu khuông nhạc sẽ tiện lợi, tiết kiệm thời gian và làm cho bản nhạc “ít bị rối hơn” đó là lợi ích của dấu hoá

loi ich cua dau hoa

 

Sự khác nhau giữa chưa có dấu hóa và có dấu hóa

Thứ tự các dấu hóa như thế nào?

Các bạn xem bài Vòng tròn bậc 5 Circle of Fifths là gì? rất hữu ích để biết thêm nhiều “công thức” hay cho việc xác định hợp âm chủ, các gam, dấu hóa …

Trong phạm vi bài này các bạn chỉ cần nhớ như sau:

  • Nếu là dấu thăng, thì sẽ thăng theo thứ tự các nốt : Fa => Do => Sol => Re => La => Mi => Si
  • Nếu là dấu giáng, thì sẽ giáng theo thứ tự các nốt ngược lại: Si => Mi => La => Re => Sol => Do => Fa

Ví dụ:

1 dấu thăng –> Fa#

2 dấu thăng –> Fa# và Do#

3 dấu thăng –> Fa#, Do#, Sol#

….

1 dấu giáng  –>Bb

2 dấu giáng sẽ là Bb và Eb

cứ như thế đến đủ 7 nốt …

Comments từ Facebook

comments

Tags: ,

Hạt điều Vietnuts

Comments are closed.